TÌM HIỂU MỘT SỐ DANH LAM THẮNG CẢNH, ĐỊA DANH LỊCH SỬ CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
I.Mục đích - yêu cầu :
1.Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện : Lê Lợi đánh giặc minh nhờ thanh gươm thần và giữ được nước.
- Trẻ nhớ tên truyện , tên của các nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ , phát triển vốn từ và cách phát âm cho trẻ.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đúng nội dung câu chuyện
3.Thái độ:
- Trẻ tham gia hoạt động.
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, biết về danh lam thắng cảnh của đất nước.
II.Chuẩn bị :
1.Đồ dùng của cô: :- Các slides hình ảnh minh họa cho câu chuyện.
- Tranh có nội dung câu chuyện.
- Rối dẹt
- Ti vi, dĩa nhạc.
- 2 Bảng đa năng.
2. Đồ dùng của trẻ : Trang phục gọn gàng.
3.Địa điểm: - Trong lớp
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định, tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài “ Em yêu Thủ đô”
- Trò chuyện :
+ Các cháu vừa hát bài hát gì ?
+ Trong bài hát có nhắc đến danh lam thắng cảnh nào ?
Giáo dục : Hà nội là thủ đô của đất nước Việt Nam. Ở Hà Nội còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh khác nữa như: Chùa một cột, Nhà sàn của bác, Quốc tử giám…Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý đất nước , quê hương của mình.
* Giới thiêu bài :
- Cô cho trẻ xem bức tranh vẽ “ Hồ Gươm”. Cô đố các cháu : Đây là tranh vẽ phong cảnh gì ? Các cháu có biết vì sao có tên gọi là Hồ Gươm không ? Hôm nay, cô sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện “ Sự tích Hồ Gươm” nhé!
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
1.Cô kể chuyện cho trẻ nghe :
+ Lần 1 : Cô kể kết hợp xem tranh minh họa câu chuyện.
+ Lần 2 : Cô kể kèm diễn rối cho trẻ xem.
*Trích dẫn đàm thoại:
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?
+ Trong câu chuyện gồm có ai ?
- Trích dẫn: “ Ngày xưa.......đánh đuổi chúng”
+ Ai đã cùng nhân dân đánh giặc minh ?
- Trích dẫn “ Năm ấy.......yên vui”.
+ Ai đã cho Lê Lợi mượn Gươm để đánh giặc minh ?
+ Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn Gươm thần ?
+ Có Gươm thần Lê Lợi đã đánh giặc minh như thế nào ?
+ Sau khi đánh thắng giặc minh , Lê Lợi được lên làm gì ?
- Trích đoạn “ Một năm sau.....lặn xuống nước”.
+Ai đã đòi lại cây Gươm thần ?
+ Long quân sai ai đi lấy Gươm thần về ?
+ Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm thần?
+ Vì sao hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm ?
+ Hoàn Kiếm có nghĩa như thế nào ?
- Trích đoạn “ Từ đó ....gọi hồ Hoàn Kiếm”
* Giáo dục: Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ biết về một số sự tích của các danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử của đất nước Việt Nam.
2. Trò chơi: “ Dán tranh theo nội dung câu chuyện”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.
+ Cách chơi : Cô chia lớp làm 2 đội ,mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung câu chuyện .Khi nghe hiệu lệnh của cô thì 1 bạn đứng đầu chạy lên chọn 1 bức tranh theo trình tự nội dung câu chuyện dán lên bảng . Sau khi dán xong cô cho trẻ kể tóm tắt lại câu chuyện.
+ Luật chơi : Kết thúc đội nào gắn đúng theo trình tự nội dung câu chuyện thì đội đố chiến thắng.
* Củng cố:
+ Các cháu vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho trẻ hát bài “ Quê hương tươi đẹp” và nghỉ.
Tác giả bài viết: Ban biên tập website
Nguồn tin: Nhà trường
Các tin khác