Giáo án thao giảng 20/10 "Ban tay kỳ diệu của bé"

Thứ tư - 25/10/2017 12:17
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Bàn tay kỳ diệu của bé Độ tuổi: 5-6 tuổi
GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20/10
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Bàn tay kỳ diệu của bé
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Chủ đề: Cơ thể của bé
Ngày dạy: 20/10/2017
Người dạy: Trần Thị Quỳnh
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của bàn tay trong các hoạt động hàng ngày.
- Trẻ biết được chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận  đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay, trẻ khéo léo dùng bàn tay qua các hoạt động.
- Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ.
- Trẻ hứng thú các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy tính, loa.  Đèn pin.
- Nhạc các bài hát: “Múa cho mẹ xem”. “Vũ điệu rửa tay”, “Hoa thơm bướm lượn”
- Giấy bìa cứng, hoa, lá, hồ dán, chai nước lạnh, ấm. 3 hộp kín bên trong có chứa các đồ vật (trơn mịn, sần sùi…)
- Hình ảnh bàn tay, một số hình ảnh trẻ sử dụng đôi tay để tham gia vào một số hoạt động.
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.

- Cô cùng trẻ nhảy theo bài “Vũ điệu rửa tay”.
- Các con vừa nhảy vũ điệu gì? Nói về bộ phận nào trên cơ thể?
- Ngoài đôi bàn tay trên cơ thể còn có những bộ phận nào nữa?
=> Mỗi bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng với chúng ta. Hôm nay cô trò mình sẽ cùng nhau khám phá xem “Bàn tay” mang lại điều kỳ diệu gì nhé!
* Hoạt động 2: Khám phá bàn tay kỳ diệu của bé
a. Bàn tay có đặc điểm gì?
- Tay đẹp của các con đâu? Các con hãy ngắm nhìn đôi bàn tay của mình xem nào?
+ Mỗi người có mấy bàn tay? Hai bàn tay được gọi là gì? ( Đôi bàn tay)
- Cô đưa hình ảnh bàn tay ra cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Hình ảnh bàn tay úp xuống: Ai có nhận xét gì về bàn tay này?
+Bàn tay được để ở tư thế nào? Khi bàn tay úp xuống các con nhìn thấy gì? (Mu bàn tay)
+ Khi bàn tay ngửa lên thì các con nhìn thấy gì? (Lòng bàn tay)
+ Còn đây là gì? Các con đếm xem mỗi một bàn tay có mấy ngón tay? Cô giới thiệu tên gọi của các ngón tay (Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út).
+ Vậy  bàn tay có những  phần nào? (mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay).
+ Bàn tay có chức năng gì? (cầm, nắm, sờ)
+ Khi chúng ta nắm và  xòe tay ra được là nhờ vào cái gì? (các khớp tay)
+ Còn đây là gì? Trên đầu các ngón tay thường xuất hiện các dấu vân tay, dấu vân tay của mỗi người là duy nhất, để xác định được danh tính cá nhân thì người ta sẽ dùng dấu vân tay.

=>Cô khái quát: Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của con người, bàn tay có 3 phần: mu bàn tay, lòng bàn tay và các ngón tay.
* Trò chơi “Pha nước chanh”.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
b. Bàn tay làm được gì?
- Hàng ngày bàn tay giúp các con làm những công việc gì? (Cho trẻ kể)
- Ngay bây giờ các con hãy mô phỏng động tác những công việc đó cùng cô nhé!
(trẻ mô phỏng động tác đánh răng, lau mặt, múa...)
* Trò chơi “Oẳn tù tì”. (Trẻ cùng chơi 1-2 lần)
Bàn tay giúp chúng ta làm rất nhiều việc như đánh răng, xúc cơm, cầm bút và rất nhiều công việc khác. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có đôi bàn tay?
+ Cho trẻ xem hình ảnh trẻ bị khuyết tật viết, xúc cơm ăn.
=>Các con ạ. Tất cả chúng ta ở đây đều có đầy đủ 2 bàn tay, nhưng ngoài kia có những bạn nhỏ không được may mắn, họ không có tay nhưng bằng nghị lực, họ lại dùng đôi chân của mình để viết và làm những công việc thay cho đôi tay của mình. Chúng ta có nên học tập nghị lực của các bạn không?
- Bên cạnh những bạn kém may mắn, thì có những bạn lại rất tài năng, khéo léo, biết dùng đôi bàn tay của mình để làm nên những sản phẩm rất đẹp cho mọi người thưởng thức nữa đấy.
+ Cho trẻ xem hình ảnh những bàn tay khéo léo (trẻ đánh đàn, vẽ tranh, nặn tò he)
- Muốn có đôi bàn tay thật đẹp, sạch sẽ thì hàng ngày chúng ta phải làm gì? Giáo dục trẻ không chơi bẩn, phải rửa tay sạch  bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
* Cô múa bóng cho trẻ xem (trên nền nhạc “Hoa thơm bướm lượn”).
* Cô cùng trẻ múa theo nhạc bài: “Múa cho mẹ xem”.
c. Trải nghiệm xúc giác của bàn tay:
 Ngoài việc giúp chúng ta làm những công việc hàng ngày, bàn tay còn giúp chúng ta cảm nhận được rất nhiều điều thú vị nữa đấy! Cho trẻ chọn một số đồ vật mà trẻ thích:
+ Con đang cầm đồ chơi gì? Con thấy vỏ nó như thế nào? Vì sao con biết?
+ Con đang cầm chai nước gì? Vì sao con biết?
+ Khi sờ tay vào những vật sắc nhọn điều gì sẽ xảy ra?
+ Vậy để biết được những đồ vật đó nóng, lạnh, mềm, cứng các con phải nhờ vào đâu?
- Cô khái quát: Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân hoặc các bộ phận khác) bằng các động tác như cầm, sờ, nắm.
=> GD trẻ không được chơi gần bếp lửa, cẩn thận với đồ nóng, không chơi các đồ vật sắc, nhọn như dao, kéo ... )
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Trò chơi 1 “Ai khéo tay
+ Cách chơi: Cô cho trẻ về 3 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là dán trang trí bông hoa và lá hoa vào bức tranh.
+ Luật chơi: Trò chơi kết thúc bằng 1 bản nhạc, đội nào nhanh và đẹp nhất sẽ giành thắng cuộc.
-Trò chơi 2: “Ai nhanh nhất
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, khi trò chơi bắt đầu, lần lượt 1 bạn trong đội sẽ bật qua chướng ngại vật lên chọn các đồ vật trong hộp theo yêu cầu của cô ( trơn mịn, sần sùi)
+ Luật chơi: đội nào nhanh và kết quả đúng nhiều nhất giành thắng cuộc.
*Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
 

Tác giả bài viết: Ban biên tập website

Nguồn tin: Nhà trường

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Các tin khác

XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,422
  • Tháng hiện tại47,144
  • Tổng lượt truy cập3,457,474
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây