Cách Phát hiện, Xử lí và Phòng ngừa bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

Chủ nhật - 10/09/2017 20:01
Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Khả năng lây truyền cao nhất trong vòng 1 tuần đầu kể từ khi mắc bệnh, tuy nhiên người ta thấy virus vẫn được đào thải qua phân nhiều tuần sau đó, virus tồn tại trong nước, đất, rau. Người cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
 

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH
Đầu tiên trẻ thường sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước. Nếu thấy trẻ sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những bóng nước thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn. Bóng nước hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể.
BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?
Khả năng lây bệnh cao nhất trong vòng một tuần lễ đầu của bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất dịch tiết đường hô hấp. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra thành dịch do bệnh dễ lây lan, thường gặp nhất là những nơi vui chơi công cộng, nơi có nhiều trẻ,... Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt  bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn.
Cũng có dạng lây khác qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống nhiễm virus nhưng dạng này không phổ biến.

Cách xử trí

Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lõng mềm, vệ sinh răng miệng, thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngũ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.    
Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.

PHÒNG NGỪA

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi  nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín. Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.

 

Tác giả bài viết: Ban biên tập website

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,862
  • Tháng hiện tại41,065
  • Tổng lượt truy cập2,675,050
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây