Giáo án Tạo Hình "Vẽ quê hương bé"
- Thứ sáu - 28/07/2017 14:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo án Tạo Hình "Vẽ quê hương bé"
Giáo án Tạo hình: Vẽ quê hương bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, cong để vẽ thành bức tranh mà trẻ yêu thích.
- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ, cách tô màu, sắp xếp bố cục tranh…
- Phát triển khả năng thẩm mỹ, khả năng tư duy và tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, làng xóm của mình thể hiện qua tranh vẽ và niềm mơ uớc để sau này lớn lên làm một công việc nhằm góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
.II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, đèn chiếu và băng đĩa cho cháu xem.
- 3 tranh vẽ: Cảnh biển, cảnh làng xóm, cảnh đồng lúa.
- Giấy A4, bút chì, màu tô đủ cho các cháu
- Video phong cảnh quê hương Đức Thịnh.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Trẻ vui hát bài: Quê hương tươi đẹp
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát hướng tới chủ đề.
- Cô giáo giới thiệu nơi ở của cô, sau đó cho vài cháu nói lên địa chỉ mình đang ở.
- Cô nói: Cô và các con tuy ở nhiều xã khác nhau nhưng cũng cùng chung quê hương Đức Thịnh đó.
- Cô kết hợp cho trẻ xem một số phong cảnh của quê hương Đức Thịnh ( khi trẻ xem cô gợi ý giới thiệu)
- Cô cho trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ đã được xem.
- Cô khắc sâu phong cảnh quê hương, cảnh đồng quê, cảnh làng xóm và kết hợp cho trẻ xem những hình ảnh mà trẻ thích
- Quê hương mình rất là đẹp, quê hương cũng là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, dù có đi đâu các con cũng nhớ về quê hương mình đúng không nào?
- Các con có yêu quê hương của mình không?
- Yêu quê hương mình thì các con phải cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên mình sẽ làm một việc gì đó giúp ích cho xã hội, nhằm góp phần xây dựng quê hương, đất nước của mình ngày càng giàu đẹp các con có đồng ý không?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh làng xóm và cảnh đồng lúa.
- Cho trẻ nhận xét tranh theo suy nghỉ của trẻ?
- Cô tóm lại và gợi ý cho trẻ về nội dung của từng tranh, chú ý khắc sâu cho trẻ kỷ năng phối hợp các nét thẳng, xiên cong để vẽ tạo thành bức tranh, cách sắp xếp bố cục tranh và cách tô màu v.v…
- Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát (Kết hợp hướng dẫn cách vẽ)
- Cô mời vài trẻ nói lên ý tưởng của trẻ định vẽ gì?
- Mời trẻ nói cách ngồi và cách cầm bút.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Phát giấy, bút cho trẻ vẽ.
- Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi giúp đỡ, động viên, đồng thời gợi ý để trẻ sáng tạo thêm nội dung của bức tranh cho phong phú, phát huy trí tưởng tượng cho trẻ.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá sản phẩm
- Cho cháu lần lược mang tranh lên treo vào giá tạo hình để trưng bày.
- Tập trung cả lớp đến đứng gần giá tạo hình để quan sát tranh đã trưng bày.
- Cô mời trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung (chú ý tuyên dương trẻ có nhiều sáng tạo). Bổ sung những tranh chưa hoàn chỉnh.
* Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra sân chơi.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, cong để vẽ thành bức tranh mà trẻ yêu thích.
- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ, cách tô màu, sắp xếp bố cục tranh…
- Phát triển khả năng thẩm mỹ, khả năng tư duy và tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, làng xóm của mình thể hiện qua tranh vẽ và niềm mơ uớc để sau này lớn lên làm một công việc nhằm góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
.II. CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, đèn chiếu và băng đĩa cho cháu xem.
- 3 tranh vẽ: Cảnh biển, cảnh làng xóm, cảnh đồng lúa.
- Giấy A4, bút chì, màu tô đủ cho các cháu
- Video phong cảnh quê hương Đức Thịnh.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Trẻ vui hát bài: Quê hương tươi đẹp
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát hướng tới chủ đề.
- Cô giáo giới thiệu nơi ở của cô, sau đó cho vài cháu nói lên địa chỉ mình đang ở.
- Cô nói: Cô và các con tuy ở nhiều xã khác nhau nhưng cũng cùng chung quê hương Đức Thịnh đó.
- Cô kết hợp cho trẻ xem một số phong cảnh của quê hương Đức Thịnh ( khi trẻ xem cô gợi ý giới thiệu)
- Cô cho trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ đã được xem.
- Cô khắc sâu phong cảnh quê hương, cảnh đồng quê, cảnh làng xóm và kết hợp cho trẻ xem những hình ảnh mà trẻ thích
- Quê hương mình rất là đẹp, quê hương cũng là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, dù có đi đâu các con cũng nhớ về quê hương mình đúng không nào?
- Các con có yêu quê hương của mình không?
- Yêu quê hương mình thì các con phải cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên mình sẽ làm một việc gì đó giúp ích cho xã hội, nhằm góp phần xây dựng quê hương, đất nước của mình ngày càng giàu đẹp các con có đồng ý không?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh làng xóm và cảnh đồng lúa.
- Cho trẻ nhận xét tranh theo suy nghỉ của trẻ?
- Cô tóm lại và gợi ý cho trẻ về nội dung của từng tranh, chú ý khắc sâu cho trẻ kỷ năng phối hợp các nét thẳng, xiên cong để vẽ tạo thành bức tranh, cách sắp xếp bố cục tranh và cách tô màu v.v…
- Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát (Kết hợp hướng dẫn cách vẽ)
- Cô mời vài trẻ nói lên ý tưởng của trẻ định vẽ gì?
- Mời trẻ nói cách ngồi và cách cầm bút.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Phát giấy, bút cho trẻ vẽ.
- Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi giúp đỡ, động viên, đồng thời gợi ý để trẻ sáng tạo thêm nội dung của bức tranh cho phong phú, phát huy trí tưởng tượng cho trẻ.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá sản phẩm
- Cho cháu lần lược mang tranh lên treo vào giá tạo hình để trưng bày.
- Tập trung cả lớp đến đứng gần giá tạo hình để quan sát tranh đã trưng bày.
- Cô mời trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung (chú ý tuyên dương trẻ có nhiều sáng tạo). Bổ sung những tranh chưa hoàn chỉnh.
* Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra sân chơi.