Trẻ đề kháng kém, sắp du xuân xa nhà, phải di chuyển tàu xe về quê ăn Tết... là những đối tượng dễ ốm và nhiễm dịch bệnh trong dịp lễ.
Nguyên nhân trẻ dễ ốm
Trẻ theo bố mẹ về quê ăn Tết phải đi ôtô, tàu hỏa, máy bay đường dài thường quấy khóc, vật lộn, nghịch ngợm quá mức, dễ say tàu xe hoặc mệt mỏi nhiều. Sau chuyến đi, bé có thể ốm do sức khỏe giảm sút, lây nhiễm virus từ các hành khách.
Sinh hoạt đảo lộn khi cha mẹ đưa bé đi thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè hoặc du xuân ngày Tết. Bé phải thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, làm giảm khả năng đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, nhiều protein, lipid hơn vitamin và khoáng chất trong rau củ quả, cũng không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Thực phẩm bẩn, ôi thiu... có thể khiến trẻ nhiễm virus rota gây tiêu chảy cấp.
Tụ tập nhiều ở nhưng nơi đông người ngày Tết cũng khiến bé có nguy cơ cao lây nhiễm virus, vi khuẩn, nhất là các bệnh đường hô hấp.
Tết là thời điểm trẻ được sum vầy bên gia đình nội ngoại, tiếp xúc với nhiều người.
Các bệnh trẻ dễ mắc
Tết vào thời điểm giao mùa đông xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, viêm não, zika, cúm, viêm đường hô hấp...
Các bệnh chân tay miệng, thủy đậu dễ lây nhiễm, tạo thành dịch, gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cận Tết, miền Bắc và Trung trời rét đậm, làm trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi... Sốt xuất huyết và Zika cũng là dịch bệnh mà Bộ Y tế khuyến cáo tăng cường công tác phòng chống trong dịp Tết Đinh Dậu.
Trẻ dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh kém . Nếu nhiễm dịch bệnh, trẻ nhỏ có thể bị nặng hoặc bội nhiễm làm kéo dài thời gian điều trị. Cha mẹ nên chủ động phòng tránh cho con, nhất là trẻ có sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt, viêm nhiễm đường hô hấp, thiếu cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, tiền sử sinh non, không được bú sữa mẹ...
Cách phòng bệnh cho trẻ
Cha mẹ nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ các văcxin phòng ngừa thủy đậu, cúm, tiêu chảy do rota virus... theo đúng độ tuổi và thời gian quy định.
Các gia đình có ý định đưa con nhỏ về quê ăn Tết hoặc du lịch, đi chơi xa, di chuyển nhiều bằng tàu xe, máy bay... cần chuẩn bị tốt sức khỏe cho bé. Hạn chế đưa trẻ tới các vùng đang có ổ dịch. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà bằng cách thay quần áo, rửa tay bằng xà bông, nhỏ mắt mũi bằng nước muối sinh lý...
Tăng cường miễn dịch gián tiếp cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm chín, tươi, sạch, đầy đủ và cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra nên nhắc trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày.
Tăng sức đề kháng trực tiếp cho bé bằng cách bổ sung chất kích hoạt hệ thống miễn dịch, làm gia tăng số lượng kháng thể của trẻ như vitamin C, kẽm, nhóm chất Betaglucan... Betaglucan là một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ. Trong nhóm này, Beta (1.3/1.6)-D-Glucan có hoạt lực mạnh nhất, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả, ít ốm vặt và nhanh hồi phục hơn khi nhiễm bệnh.
Tác giả bài viết: Ban biên tập Website
Nguồn tin: Theo VnExpress
Các tin khác