Cứ vào đầu năm học, Nhà trường lại bắt đầu thực hiện mô hình trồng rau sạch. Nhà trường đã tận dụng tối đa diện tích vườn truờng để trồng các bồn rau với hệ thống tưới và thoát nước đầy đủ. Ngoài ra ở góc thiên nhiên của mỗi lớp đều sử dụng các thùng xốp, lốp xe, các chai nhựa để trồng các loại rau như rau muống, cải mầm, cải xanh, mồng tơi... Mỗi loại rau sẽ có một biển nhỏ cắm trong từng chậu để nhận biết và có ghi thời gian trồng, dự kiến thời gian thu hoạch.
Cô Hoàng Thị Mỹ Thịnh, Hiệu trưởng trường mầm non Liên Minh cho biết: vườn rau đã có từ lâu nhưng mấy năm gần đây được nhà trường chú trọng chăm sóc vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang nhức nhối trong xã hội, các nguồn thực phẩm bẩn ngày càng tràn vào nhiều nơi, nếu ở trường học không kiểm soát kỹ thì sẽ có hại cho cả thế hệ học sinh, do đó việc triển khai mô hình trồng rau sạch nhằm giúp trang bị cho học sinh các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc cá nhân và theo nhóm, phát triển khả năng khám phá cho trẻ. Từ khi có vườn rau, cả cô lẫn trò đều thích thú, lúc nào cũng muốn thăm và chăm chút cho vườn rau của nhóm lớp mình và các buổi nhổ cỏ, trồng rau trong vườn trường. Không chỉ mang lại những bữa ăn “xanh sạch”, “an toàn” cho trẻ mà các em còn được học nhiều điều bổ ích như chăm sóc cây trồng, yêu thực vật và sẽ thích ăn rau nhiều hơn khi được trường lấy rau đó để chế biến. Đây cũng là cách giúp cả cô và trò yêu trường, mến lớp hơn.
Đến tham quan vườn rau của trường mình, các bé không khỏi thích thú trước cả một thảm màu xanh ở trước sân trường. Nhiều loại rau khoai, rau muống, cải, mồng tơi, ngò, hẹ… đang lên xanh mơn mởn. Các em học sinh cứ rảnh là chạy ra chơi với vườn rau, xem rau lớn, tưới nước cho rau. Điều này đã tạo nên một sự hòa nhập giữa các cháu với thiên nhiên vô cùng tốt.
Rau trong vườn có nhiều loại, việc bón phân cho rau được làm theo quy trình khép kín. Các thức ăn còn lại từ buổi ăn cho trẻ như vỏ tôm, xác đậu nành… được trường gửi về cho một nông dân làm thức ăn cho heo nuôi trong nhà. Phân heo trên được ủ thành mùn nhuyễn, không mùi rồi đem bón cho vườn rau, nước tưới rau cũng được các cô nuôi tận dụng từ nước gạo khi nấu ăn. Đây là yếu tố chủ chốt giúp rau luôn sạch và phát triển mạnh.
Hiện tại vườn rau sạch có khoảng 11 luống rau, mỗi luống có diện tích khoảng 5 mét vuông. Rau khoai là cây cho lá nhiều nhất, tiếp đến là mồng tơi, hẹ, rau ngót. Riêng luống bí đỏ mới thì đã ra nhiều quả, chuẩn bị thu hoạch trái. Để rau tốt, thì việc trồng xen canh cách loại trong cùng một luống cũng được chú ý.
Để giáo dục cho các cháu phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày đều có các nhóm học sinh thay phiên ra tưới nước, xới đất, bắt sâu cho rau.
Dưới đây là chùm ảnh ghi lại hoạt động của vườn rau sạch ở trường mầm non Liên Minh:
Quang cảnh sân trường
Các luống rau hẹ
Rau mồng tơi
Các lốp xe được tân dụng để trông rau
Các luống hẹ và mồng tơi gần đến ngày thu hoạch
Luống rau ngót nhật
Luống rau ngót nhật được trồng ở vườn sau
Rau cải xoong
Vườn rau khoai
Bí đỏ
Rau cúc
Rau cải xút, hành lá, tỏi trổng góc thiên nhiên các lớp Các lốp xe, thùng xốp, chậu được tận dụng để trồng rau và trồng hoa Ngoài việc chăm sóc các loại rau thì các loại hoa cũng được nhà trường chú trọng nhằm tạo cảnh quan cho khu vườn, dưới đây là một số loại hoa nhà trường trồng xen kẽ: